Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ bầu bí. Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng ngọn bí, hoa bí, quả bí (cả quả non và quả chín) để chế biến thức ăn hằng ngày và lấy hạt bí để trị bệnh giun, sán.
Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.
Vitamin A trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác. Ruột và hạt bí đỏ có chứa nhiều vitamin E – một loại antioxidant tự nhiên giúp củng cố hệ miễm nhiễm, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn sớm, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng hệ tim mạch.
Bí đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên bảo quản quá lâu sẽ bị biến chất
Còn 2 loại vitamin khác trong bí đỏ là vitamin K và T. Đây là những loại vitamin hiếm, có rất ít trong các thực phẩm. Vitamin K cần thiết để tổng hợp protit của máu và mô xương. Vitamin T giúp làm đông máu và tạo các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất quan trọng trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.
Vitamin T cũng giúp cho quá trình tăng trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ hàm lượng cao loại vitamin T hiếm hoi này trong bí đỏ nên nó được coi là chất độn tốt nhất cho các món ăn từ thịt bò, heo và các món có nhiều mỡ khác, bởi vì vitamin T giúp tiêu hoá các thức ăn khó tiêu và ngăn ngừa béo phì. Chính do tính chất này nên những người muốn giảm cân rất thích bí đỏ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, bí đỏ trong quá trình trồng trọt và chăm sóc ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng… rất dễ hư hỏng. Sau khi ra quả và phát triển hết kích thước, cây vẫn cần một thời gian sau đó mới nuôi quả đến lúc chín già.
Một số người thích ăn bí đỏ xanh nên sẽ thu hoạch sớm. Nhưng cũng có những người thu hoạch xong không ăn ngay, mà chờ cho bí đỏ tự chín thêm sau khi họ tích trữ quả đã thu hoạch trong nhà.
Việc tích trữ bí đỏ trong thời gian dài trước khi ăn thực tế lợi bất cập hại do bị biến chất. Một số người sẽ cảm thấy sau khi bí đỏ để lâu, có cảm giác ngọt hơn (bị xuống nước) do hàm lượng đường trong bí tăng lên. Tuy nhiên, bí để lâu nếu ăn vào sẽ dễ có cảm giác bị chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện các trạng thái nôn mửa.