FSSC 22000 và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn nhất phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được nhiều doanh nghiệp áp dụng, Vậy trong 2 tiêu chuẩn về thực phẩm này, Điểm giống và khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 là gì? Nên chọn FSSC 22000 hay ISO 22000 sẽ có được nhiều lợi ích hơn? Và đây cũng là những thắc mắc thường gặp của không ít doanh nghiệp, trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình.
Trong bài viết dưới đây, antoanvesinhthucpham.vn sẽ giúp doanh nghiệp có được lời giải đáp phù hợp
Mục Lục:
1. Tìm hiểu thêm FSSC 22000 và ISO 22000
Để hiểu rõ về điểm giống và khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 là gì? thì trước tiên, chúng ta cần phải nắm rõ được các khái niệm cơ bản về hai tiêu chuẩn này. Cụ thể như sao:
1.1 FSSC 22000 là gì?
– Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification) là tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (viết tắt là FSMS) do Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm xây dựng và ban hành.
– Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn FSSC 22000 là sự kết hợp hài hòa giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 22002-1:2009 (trước đây là ISO 22000:2005 và với PAS 220:2008) và một số yêu cầu bổ sung khác.
– Khi doanh nghiệp, tổ chức của bạn đạt được chứng nhận FSSC 22000 thì cũng sẽ được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu ( viết tắt là GFSI) . Và tiêu chuẩn này có giá trị tương đương và thay thế được cho các tiêu chuẩn như GLOBALGAP, BRC, BAP, SQF, IFS,…
Xem thêm: FSSC 22000 là gì? Lợi ích của việc áp dụng FSSC 22000
1.2 ISO 22000 là gì?
– Tiêu chuẩn ISO 22000 là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này được áp dụng cho FSMS (Food Safety Management System – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
– Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000 là từ các nguyên tắc của HACCP ( Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) và GMP ( tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt) trong mọi hoạt động của chuỗi cung ứng thực phẩm.
– ISO 22000 Là một tiêu chuẩn quốc tế nên được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Xem thêm: 10 lợi ích của tiêu chuẩn iso đối với các doanh nghiệp
2. Điểm giống và khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000
Có thể thấy , cả FSSC 22000 và ISO 22000 đều là các tiêu chuẩn dành cho FSMS của các doanh nghiệp, tổ chức thực phẩm, sau đây là điểm giống nhau giữa 2(hai) tiêu chuẩn này:
2.1 Điểm giống nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000
- Cả 2 tiêu chuẩn này đều là những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể được chứng nhận và công nhận trên toàn thế giới. Hơn nữa, do ISO 22000 là nền tảng xây dựng FSSC 22000 nên các yêu cầu về mặt quản lý an toàn thực phẩm cũng khá tương tự nhau.
- Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp của bạn chỉ cần tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung thì đều có thể áp dụng FSSC 22000 hoặc ISO 22000.
- Hiệu lực chứng chỉ: Cả chứng chỉ FSSC 22000 và ISO 22000 và đều có hiệu lực tối đa là 3 năm.
2.2 Điểm khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000
Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí để thấy rõ sự khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000:
Tiêu chí | FSSC 22000 | ISO 22000 |
Tổ chức công nhận | Được tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận | ISO 22000 thì được các tổ chức công nhận bên thứ 3 được chỉ định. |
Hệ thống tài liệu | Bao gồm tài liệu của ISO 22000 cùng chương trình tiên quyết nên tiêu chuẩn này cần có nhiều thời gian hơn để xây dựng | Tài liệu của tiêu chuẩn ISO 22000 là thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản. Thuòng thì sẽ bao gồm những biểu mẫu, quy trình, chính sách, danh sách kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá… |
Về Yêu cầu | FSSC 22000 yêu cầu rộng và khắt khe hơn ISO 22000 nên để đạt được chứng nhận FSSC 22000 đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn so với chứng nhận ISO 22000 | Yêu cầu không cứng nhắc và nhiều như FSSC 22000. Đó cũng là lý do mà ISO 22000 được áp dụng phổ biến hơn. |
Tiêu chuẩn cho chương trình tiên quyết | Có một tiêu chuẩn hướng dẫn thực hiện. | Không cụ thể |
Phạm vi áp dụng | Hẹp hơn ISO 22000, phạm vi áp dụng hiện tại bao gồm: nông nghiệp, các sản phẩm động vật dễ hỏng, chế biến thực phẩm, thành phần thực phẩm, sản xuất thức ăn và sản xuất vật liệu đóng gói thực phẩm | Phạm vi áp dụng rộng hơn, có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm |
Thông báo khi đánh giá | Đột xuất. Không có thông báo trước khi đánh giá | Có thông báo trước thời gian đánh giá cụ thể |
3. Doanh nghiệp nên chọn áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000?
Chọn áp dụng FSSC 22000 hay ISO 22000 là một câu hỏi khó đối với nhiều doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai tiêu chuẩn FSSC 22000 hay ISO 22000 để áp dụng đều được. Bởi theo Khoản K, điều 12 chương 5 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, quy định rằng các đơn vị, cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm phải đạt một trong những loại chứng nhận như:
- Chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Chứng nhận FSSC 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Chứng nhận GMP (Thực hành sản xuất tốt).
- Chứng nhận HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn).
- Chứng nhận IFS (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế).
- Chứng nhận BRC (Tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP).
- Hoặc các chứng chỉ tương đương
Lưu ý: Các loại chứng nhận vừa nêu trên cần phải đảm bảo vẫn còn hiệu lực.
Thông thường, các đơn vị có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sẽ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 vì tiêu chuẩn này được đánh giá cao hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, sự uy tín, chất lượng sản phẩm trong mắt các đối tác nước ngoài. Còn các đơn vị sản xuất thương mại trong nước sẽ lựa chọn áp dụng ISO 22000 vì tiêu chuẩn này phổ biến hơn, yêu cầu cũng không gắt gao như FSSC 22000.
4. Phần kết luận
Mặc dù tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn toàn cầu về Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm, nhưng nó không được GFSI công nhận. Đây là hai tiêu chuẩn độc lập, rất giống nhau về cách tiếp cận, mục đích và yêu cầu.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã được chứng nhận ISO 22000, bạn chỉ cần xem xét bổ sung các thông số kỹ thuật cho các PRP của ngành và một số yêu cầu chương trình bổ sung để được chứng nhận FSSC 22000. Các yêu cầu bổ sung làm tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng và giúp doanh nghiệp của bạn đạt được nhiều quyền kiểm soát và an toàn hơn trong chuỗi cung ứng.
=> Trên đây những điểm giống và khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000. Hy vọng với những thông tin này, se giúp doanh nghiệp phần nào có thể dễ dàng phân biệt hai tiêu chuẩn này và có được sự lựa chọn phù hợp.
Nếu doanh nghiệp vẩn còn thắc mắc và cần được tư vấn chứng nhận, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia antoanvesinhthucpham.vn phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Submit your review | |