Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng bởi vì khi cở sở doanh nghiệp kinh doanh bất kì ngành nghề nào liên quan đến thực phẩm, dịch vụ ăn uống đều phải tuân thủ quy định, hoạt động phải có Giấy chứng nhận đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì ? thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao?
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục cũng như hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và những lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý để tránh vi phạm quy định này, kính mời quý vị xem qua bài viết dưới đây:
Mục Lục:
- 1. Để được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần điều kiện gì?
- 2. Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì ?
- 3. Quy trình xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
- 4. Thời hạn của giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
- 5. Lưu ý khi doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
- Dịch vụ tư vấn hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại antoanvesinhthucpham.vn
1. Để được cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần điều kiện gì?
Theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010, để đủ điền kiện được cấp chứng nhận ATTP, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ thì cơ sở còn phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng cho cả công ty và hộ kinh doanh)
Nếu hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm hợp lệ, đoàn thanh tra sẽ thông báo thời gian đến trực tiếp cơ sở để tiến hành thẩm định.
2. Hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì ?
Căn cứ vào Nghị Định 155/2018/NĐ-CP các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở
- Bản thông tin về cơ sở vật chất; các trang thiết bị, những dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của những người trực tiếp kinh doanh sản xuất
Lưu ý: Việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã chính thức được bãi bỏ. Điều này có nghĩa là việc xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận.
3. Quy trình xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
– Tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm có đủ điều kiện hay không; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và trình bày rõ lý do
4. Thời hạn của giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thời hạn của giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm. Sau khi hết hạn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép
5. Lưu ý khi doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị xin cấp GPANTP: Làm theo mẫu quy định gồm chữ ký và đóng dấu của cơ sở
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần nộp bản photo có công chứng hoặc bản sao có chữ ký và đóng dấu của chủ cơ sở. Nếu có từ 2 trang trở lên thì phải đóng giáp lai
- Giấy xác nhận đủ đk sức khỏe: Được cấp bởi sở Y tế cấp huyện trở lên, có ảnh thẻ giáp lai
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP: Danh sách tập huấn của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có đóng dấu xác nhận của cơ sở. Giấy xác nhận kiến thức có thể nộp bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở
- Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký giấy vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thể hiện bằng tiếng việt trường hợp hồ sơ đăng ký có tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt và được công chứng .
Mỗi lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh tùy theo địa phương sẽ yêu cầu thêm một số giấy từ khác. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp phải theo dõi kết quả, nếu cơ quan tiếp nhận yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ thì phải thực hiện trong vòng 30 ngày. Nếu quá thời hạn cho phép, doanh nghiệp không bổ sung kịp thời thì hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị hủy
Ngoài ra Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp , cơ sở sản xuất kinh doanh mà không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ xử phạt từ 20.000.000 đến 60.000.000
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm
Dịch vụ tư vấn hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại antoanvesinhthucpham.vn
- Tư vấn hổ trợ cho khách hàng đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Xây dựng hồ sơ và đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cập nhật thông tin liên tục cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận và bàn giao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật về các vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách vẩn còn thắc mắc hoặc cảm thấy khó khăn trong vấn đề xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi các chuyên gia của antoanvesinhthucpham.vn sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp
Submit your review | |