Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, mã số mã vạch (hay còn gọi là mã vạch) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, đây là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu sản phẩm một cách tự động hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản: gán một chuỗi số hoặc ký tự cho sản phẩm, sau đó mã hóa chuỗi này thành mã vạch để máy quét có thể đọc.
Mã số mã vạch đóng vai trò như một thẻ chứng minh nguồn gốc sản xuất và lưu thông của sản phẩm từ nhà sản xuất đến thị trường trong nước hoặc quốc tế. Mỗi loại hàng hoá sẽ được gán một mã số mã vạch duy nhất, tương tự như việc phân biệt các mã số điện thoại theo từng khu vực. Trong ngành viễn thông, các mã số và mã vùng khác nhau được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về mã số mã vạch là gì? tại sao phải đăng ký mã số mã vạch? hãy cùng xem tiếp ở bài viết dưới đây.
Mục Lục:
1. Cơ sở pháp lý
Quyết định 15/2006/ QĐ-BKHCN về việc ban hành “ Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”.
2. Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch là một chuỗi số được biểu diễn bằng một loạt các vạch và không gian trắng dưới dạng mã vạch, được sử dụng để xác định xuất xứ và lưu thông hàng hóa của một sản phẩm. Mỗi loại hàng hóa sẽ được gán một mã số duy nhất, tạo ra sự phân biệt giữa các sản phẩm trên từng khu vực, từng quốc gia khác nhau.
Mã vạch bao gồm các vạch (có độ đậm, độ nhạt, độ dài, và độ ngắn khác nhau) được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa cụ thể để biểu diễn mã số, giữa các vạch là các khoảng trống song song xen kẽ. Máy quét mã vạch có thể đọc và hiểu mã số từ các mã vạch này.
Hiện nay, mã vạch cũng có thể được in theo các mẫu và hình thức khác nhau như vòng tròn đồng tâm hoặc ẩn trong hình ảnh
3. Mã số, mã vạch gồm các loại nào?
– Các loại mã số mã vạch (MSMV) được cấp và quản lý thống nhất gồm:
-
Mã doanh nghiệp là một dãy số bao gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mã quốc gia, được cấp bởi tổ chức GS1 cho các quốc gia thành viên, thường bao gồm ba chữ số. Ví dụ, mã quốc gia của Việt Nam là 893, tiếp theo là số phân định cho tổ chức hoặc doanh nghiệp, có thể là từ bốn đến bảy chữ số.
- Mã số địa điểm toàn cầu (GLN) là một dãy số có mười ba chữ số được sử dụng để xác định tổ chức hoặc doanh nghiệp cũng như địa điểm của họ trên toàn cầu. Bao gồm mã quốc gia, số phân định cho tổ chức hoặc doanh nghiệp hoặc địa điểm, và một số kiểm tra
- Mã số rút gọn (EAN 8) là một dãy số gồm tám chữ số được sử dụng cho các sản phẩm có kích thước nhỏ. Bao gồm mã quốc gia, số phân định cho sản phẩm và một số kiểm tra.
– Các loại MSMV do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:
– Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) đây là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại:
-
Mã Số EAN 13: Bao gồm mười ba chữ số
-
Mã Số EAN 14: Bao gồm mười bốn chữ số
-
Mã Số Rút Gọn EAN 8: Bao gồm tám chữ số
-
Mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada
– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN)
– Ngòai ra còn có các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng như:
-
Mã conenơ vận chuyển theo xêri -SSCC;
-
Mã toàn cầu phân định tài sản -GRAI & GIAI;
-
Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ -GSRN;
-
Mã toàn cầu phân định loại tài liệu -GDTI ;…
Xem thêm: Tìm hiểu về danh sách mã số mã vạch của các nước trên thế giới
4. Tại sao các doanh nghiệp nên đăng ký mã số, mã vạch?
Theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành đăng ký mà sử dụng mã vạch. Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng mã số mã vạch để in trên sản phẩm của mình thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký số mã vạch với cơ quan có thẩm quyền
Bên cạnh đó trong phạm vi mỗi quốc gia, việc đăng ký mã số và mã vạch mang lại nhiều lợi ích như:
-
Quản lý và phân phối hàng hóa dễ dàng hơn: Doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể dễ dàng theo dõi xuất xứ và nguồn gốc của mỗi sản phẩm, từ đó tạo ra sự tin cậy cho khách hàng.
-
Tránh gian lận thương mại trong thương mại quốc tế: Việc sử dụng mã số và mã vạch giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và giúp sản phẩm lưu thông trên toàn cầu mà vẫn có thể xác định được lịch sử của nó, đồng thời đảm bảo sự chính xác về giá cả và thời gian giao dịch.
-
Quản lý giao dịch mua bán hiệu quả: Việc đăng ký mã số và mã vạch giúp kiểm soát tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả, đồng thời tránh nhầm lẫn khi nhập kho hàng, giúp quá trình mua bán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện..
5. Thủ tục đăng ký số mã số mã vạch cho sản phẩm
► Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐ-CP, Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:
- Giấy phép kinh doanh: 2 bản (sao y công chứng)
- Bảng đăng ký sử dụng mã vạch: 2 bản
- Danh mục sản phẩm: 2 bản
- Giấy ủy quyền: 2 bản
► Bước 2: Kê khai hồ sơ qua hệ thống cổng thông tin.
Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử.
► Bước 3: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Doanh nghiệp lưu ý nộp lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên (Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch)
- Hình thức nộp hồ sơ: Chuyển phát hoặc nộp trực tiếp
- Hình thức nộp phí: Có thể chuyển khoản hoặc tiền mặt
► Bước 4: Nhận mã số mã vạch theo thông báo tạm thời.
Sau khi doanh nghiệp đã nộp đầy đủ hồ sơ và phí, Sau đó văn phòng GS1 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo mã số và mã vạch tạm thời thông qua hệ thống Cổng thông tin và qua email cho doanh nghiệp. Thời gian xử lý là từ 5 đến 7 ngày làm việc
Xem thêm: Đăng ký mã số mã vạch tại TP Hồ Chí Minh
► Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị trên Cổng thông tin điện tử. Mã số mã vạch của sản phẩm sau khi điền đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.
Lưu ý: Hệ thống có thể tự động tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp thực hiện điền đầy đủ thông tin.
► Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời, Doanh nghiệp đến Văn phòng GS1 để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Dịch vụ tư vấn đăng ký mã số mã vạch tại antoanvesinhthucpham.vn
1. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc đăng ký mã số mã vạch như:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về đăng ký và sử dụng mã số mã vạch
- Tư vấn thủ tục đăng ký, sử dụng mã số mã vạch
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
- Tư vấn sở hữu trí tuệ, công bố chất lượng sản phẩm, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu,…
2. Antoanvesinhthucpham.vn sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký mã vạch:
- Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, AZF tiến hành soạn hồ sơ đăng ký mã vạch cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ cho đến khi doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch.
- Theo dõi tình hình cho đến khi doanh nghiệp có được giấy chứng nhận mã số mã vạch
- Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho tại nơi cho khách hàng
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.
==> Trên đây là các thông tin về Mã số mã vạch là gì? và tại sao cần phải đăng ký mã số mã vạch? để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể ạ.
Submit your review | |