Mục Lục:
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất 2020
Với trình độ công nghệ ngày một phát triển như hiện nay, việc sử dụng máy móc để kiểm soát và quản lý sản phẩm/hàng hóa đã trở nên phổ biến. Để đưa các sản phẩm/hàng hóa vào các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi…vv, được thuận lợi trong quá trình kinh doanh, bắt buộc doanh nghiệp phải có mã số mã vạch thì mới được phép lưu thông. Theo đó, mã số mã vạch là một công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu để quét thông tin đối với các sản phẩm/hàng hóa được in mã số mã vạch trên bao bì. Tuy nhiên, việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm hàng hóa của mình cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn trong vấn đề chuẩn bị thủ tục đăng ký mã số mã vạch một cách chính xác và hiệu quả, do chưa am hiểu về pháp lý. Nắm được nhu cầu này AZF chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp, bài viết dưới đây cập nhật thông tin về thủ tục đăng ký mã số mã vạch mới nhất 2020 mời quý bạn đọc cùng xem qua:
Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch do AZF thực hiện
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch căn cứ vào pháp lý
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch mới 2020 bao gồm:
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – có ngành nghề sản xuất. Trường hợp nếu trên giấy phép kinh doanh không có ngành nghề sản xuất thì phải làm hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công với đơn vị sản xuất.
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu.
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
Thẩm quyền và thời gian đăng ký mã số mã vạch
- Thời gian đăng ký mã số mã vạch là 15 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian cấp giấy chứng nhận 30 – 40 ngày tính từ ngày được cấp mã số.
- Cơ quan chức năng có thẩm quyền: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Dịch vụ tư vấn đăng ký mã số mã vạch tại AZF
- Tư vấn các quy định pháp luật về việc đăng ký mã số mã vạch.
- Tư vấn lựa chọn loại mã số mã vạch, số lượng mã số mã vạch phù hợp với quy mô, dự định của khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện Bản mô tả chi tiết sản phẩm được dùng để đăng ký mã số mã vạch.
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã số mã vạch và gửi cho khách hàng ký tên, đóng dấu.
- Tạo tài khoản nộp hồ sơ trên website của cơ quan và đăng ký nộp hồ sơ cho khách hàng.
- Nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch trên website của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ cho đến khi doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch.
- Theo dõi tình hình cho đến khi doanh nghiệp có được giấy chứng nhận mã số mã vạch.
- Hoàn thành giấy chứng nhận và giao tận nơi cho khách hàng.
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.
Submit your review | |