• Hotline/Zalo tư vấn miễn phí: 093 111 9336
  • | Email: antoanthucpham.azf@gmail.com
Tư Vấn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
No Result
View All Result
Hotline: 093 111 9336
  • Công Bố Sản Phẩm
  • Kiểm Nghiệm
  • An Toàn Thực Phẩm
  • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Mã Số Mã Vạch
  • Giấy Phép Khác
    • Công Bố Mỹ Phẩm
    • Thành Lập Doanh Nghiệp
    • HC
    • CFS
  • HỎI ĐÁP
  • VBPL
  • TIN TỨC
    • Thanh Tra – Kiếm Tra
    • An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
    • Thực Phẩm Và Sức Khỏe
    • Chế Biến Thực Phẩm
    • Bảo Quản Thực Phẩm
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • VIDEO
  • Công Bố Sản Phẩm
  • Kiểm Nghiệm
  • An Toàn Thực Phẩm
  • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Mã Số Mã Vạch
  • Giấy Phép Khác
    • Công Bố Mỹ Phẩm
    • Thành Lập Doanh Nghiệp
    • HC
    • CFS
  • HỎI ĐÁP
  • VBPL
  • TIN TỨC
    • Thanh Tra – Kiếm Tra
    • An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
    • Thực Phẩm Và Sức Khỏe
    • Chế Biến Thực Phẩm
    • Bảo Quản Thực Phẩm
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • VIDEO
No Result
View All Result
An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
No Result
View All Result
Home Tin tức An toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ Công Thương nói gì về chất Etylen Oxide có trong thực phẩm ăn liền?

0
SHARES
77
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Đặc tính của hợp chất Etylen oxit

Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, Etylen oxit hay còn gọi là oxiran, là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. EO không phải phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế v.v… nhằm diệt khuẩn Salmonella).

Theo hướng dẫn của FAO, khí EO có thể dùng để khử trùng các nhóm thực phẩm với liều lượng như sau: Hạt (hạt có vỏ): 560 (640) g/m³ trong ít nhất 3h ở 20°C; Chà là và nho khô: 640 g/m³ trong ít nhất 3h ở 20°C; Sữa bột: 720 g/m³ trong ít nhất 3h ở 20°C; Ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi đã xay: 800 g/m³ trong ít nhất 6 giờ ở 25°C.

Ở điều kiện bình thường, EO sẽ chuyển thành dạng khí tác dụng đến côn trùng, vi sinh vật qua cơ chế gây độc hô hấp nên được sử dụng với mục đích khử trùng trong sản xuất thực phẩm. Tại châu Âu, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp.

Mặc dù EU đã cấm sử dụng trong nông nghiệp và khử trùng trong quá trình sản xuất thực phẩm, nhưng vẫn phát hiện ra dư lượng EO trong thực phẩm ngay cả khi được sản xuất ở những nước trong khối EU. Hiện nay, các chức trách của EU đang tiếp tục thảo luận để tìm ra nguyên nhân của việc xuất hiện và tồn dư hợp chất này trong thực phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới cũng như được sản xuất ngay tại một số quốc gia trong khối EU.

Quy định về dư lượng Etylen oxit trong thực phẩm trên thế giới

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ, hiện nay nhiều quốc gia chưa có quy định về việc sử dụng EO trong nông nghiệp/thực phẩm hay dư lượng của chất này trong thực phẩm. Các tổ chức quốc tế về an toàn thực phẩm cũng chưa ban hành quy định về giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm. Một số ít quốc gia và khu vực đã đưa ra quy định nhưng với sự chênh lệch rất lớn.

Với EU, từ năm 1991 EU đã cấm việc sử dụng các sản phẩm có thành phần EO trong khử trùng thực phẩm hay khu vực lưu trữ thực phẩm, tuy nhiên vẫn ghi nhận việc sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác có thể có dư lượng chất này. Từ năm 2005, EU đưa ra định nghĩa tại Regulation (EC) 396/2005 về dư lượng chung cho hai thành phần: “Tổng của etylen oxit và 2-cloroetanol được biểu thị dưới dạng Etylen oxit”.

Theo quy định năm 2015, các ngưỡng dư lượng EO cho phép trong thực phẩm của EU hiện nay là: 0,1 mg/kg đối với chè, ca cao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ; 0,05 mg/kg với các loại hạt có dầu; 0,02 mg/kg đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và các loại khác; 0,02 mg/kg đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật; 0,05 mg/kg đối với các sản phẩm trồng trọt.

Tại thị trường Hoa Kỳ và Canada, hai quốc gia này cho phép sử dụng EO trong khử trùng thảo mộc và rau củ khô. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, khoảng hơn 30% sản phẩm gia vị và thảo mộc của nước này được khử trùng bằng EO. Theo nghiên cứu của Canada trên rau củ khô và vừng hạt, sau khi xử lý sản phẩm với 300 mg/L khí EO trong 6 tiếng và nghỉ 24 tiếng, hàm lượng EO trong sản phẩm là từ không tìm thấy đến 0,255 mg/kg.

Đối với Úc và New Zealand, trước năm 2003, khu vực này cho phép sử dụng EO trong xử lý nông sản và quy định ngưỡng giới hạn dư lượng là 20 mg/kg. Từ năm 2003, EO đã bị loại bỏ khỏi danh sách chất được sử dụng. Tuy có ghi nhận nguy cơ EO tồn tại trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, Úc và New Zealand hiện không có quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng đối với EO.

Tại Hàn Quốc, trong tháng 7 năm 2021, một số sản phẩm mỳ ăn liền do Hàn Quốc sản xuất bị EU cảnh báo về dư lượng EO. Qua quá trình kiểm tra, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cho biết doanh nghiệp không sử dụng EO trong sản xuất nhưng một số sản phẩm có phát hiện thành phần 2-chloroethanol với các dư lượng EO là: 0,11 mg/kg trong hành lá khô của mì ăn liền thủy sản Nongshim xuất khẩu; 2,2 mg/kg trong gói rau bán ở thị trường nội địa; 12,1 mg/kg trong gói gia vị.

Từ vụ việc này, Hàn Quốc đã ban hành quy định tạm thời về giới hạn dư lượng cho phép đối với hợp chất 2-chloroethanol là dưới 30 mg/kg đối với thực phẩm thông thường, dưới 10 mg/kg đối với thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khuyến nghị đối với doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Thời gian qua, đã có một số sản phẩm của Việt Nam bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Đặc biệt, đây là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt, v.v. Những sản phẩm này có thể có chuỗi cung ứng gồm nhiều nhánh nhỏ dành riêng cho các cấu phần khác nhau trước khi được đóng gói trong sản phẩm cuối cùng.

Có thể thấy việc kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng cần được coi là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Song song với việc thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu, đặc biệt là các cấu phần thuê mua gia công/ sản xuất để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro; đồng thời làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy.

Hiện nay, Việt Nam chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm. Trong khi đó, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào cán cân thương mại giữa các quốc gia/khu vực hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng, v.v…

Vì vậy trong trường hợp này, mức giới hạn dư lượng EO cho phép đối với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác. Đây là một yếu tố các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản sản xuất trước khi xuất khẩu.

Nam Dương

Related Posts

Nhiều hãng sữa “tự công bố” bỗng biến mất sau bê bối sữa giả
An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhiều hãng sữa “tự công bố” bỗng biến mất sau bê bối sữa giả

07/05/2025
Clip: Công an phát hiện 25 tấn Vitamin, Collagen không rõ nguồn gốc tại Bắc Ninh
An toàn vệ sinh thực phẩm

Clip: Công an phát hiện 25 tấn Vitamin, Collagen không rõ nguồn gốc tại Bắc Ninh

28/04/2025
Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, nội tạng ‘bẩn’ tại chợ đầu mối gia cầm
An toàn vệ sinh thực phẩm

Phát hiện 20 tấn gà ủ muối, nội tạng ‘bẩn’ tại chợ đầu mối gia cầm

22/04/2025
an toàn thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt khi vi phạm an toàn thực phẩm

12/04/2025
Sở an toàn thực phẩm TPHCM đã kiểm nghiệm kẹo rau củ Kera
An toàn vệ sinh thực phẩm

Sở an toàn thực phẩm TPHCM đã kiểm nghiệm kẹo rau củ Kera

15/03/2025
Video ăn măng vầu thu hút nhiều người xem
An toàn vệ sinh thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc do ăn măng sống

27/02/2025
Vụ 23 học sinh Kiên Hải nghi ngộ độc: Căng tin không đảm bảo vệ sinh
An toàn vệ sinh thực phẩm

Vụ 23 học sinh Kiên Hải nghi ngộ độc: Căng tin không đảm bảo vệ sinh

04/10/2024
Top 5 loại nấm hoang dại nguy hiểm nên tránh
An toàn vệ sinh thực phẩm

Top 5 loại nấm hoang dại nguy hiểm nên tránh

27/09/2024
Next Post
Nhiều ý kiến trái chiều về kiểm tra ATTP với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức mới

Nhiều ý kiến trái chiều về kiểm tra ATTP với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức mới

No Result
View All Result
  • All
  • Tin tức
TP.HCM tiến hành kiểm tra món "lòng se điếu" sau nghi vấn làm giả
Thực phẩm và sức khỏe

TP.HCM tiến hành kiểm tra món “lòng se điếu” sau nghi vấn làm giả

by bientapvien
7 May, 2025
TikToker “Thế Lòng Se Điếu” gây tranh cãi với video lòng heo dài 40m
Thực phẩm và sức khỏe

TikToker “Thế Lòng Se Điếu” gây tranh cãi với video lòng heo dài 40m

by bientapvien
7 May, 2025
Nhiều hãng sữa “tự công bố” bỗng biến mất sau bê bối sữa giả
An toàn vệ sinh thực phẩm

Nhiều hãng sữa “tự công bố” bỗng biến mất sau bê bối sữa giả

by bientapvien
7 May, 2025
Tất tần tật về công bố sản phẩm – Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu
Công bố sản phẩm

Tất tần tật về công bố sản phẩm – Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu

by bientapvien
5 May, 2025
Kiểm nghiệm yến sào: Bước quan trọng không thể bỏ qua
Công bố sản phẩm

Kiểm nghiệm yến sào: Bước quan trọng không thể bỏ qua

by bientapvien
29 April, 2025

HỎI ĐÁP

TP.HCM tiến hành kiểm tra món “lòng se điếu” sau nghi vấn làm giả

TikToker “Thế Lòng Se Điếu” gây tranh cãi với video lòng heo dài 40m

Nhiều hãng sữa “tự công bố” bỗng biến mất sau bê bối sữa giả

Tất tần tật về công bố sản phẩm – Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu

Kiểm nghiệm yến sào: Bước quan trọng không thể bỏ qua

Clip: Công an phát hiện 25 tấn Vitamin, Collagen không rõ nguồn gốc tại Bắc Ninh

http://chungnhancosodudieukien.vfa.gov.vn/

VỀ CHÚNG TÔI

Antoanvesinhthucpham.vn là chuyên trang được thành lập bởi những chuyên gia đầy tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý, An toàn vệ sinh thực phẩm, Mỹ phẩm. Với phương châm “Nhanh Chóng – Hiệu Quả – Tiết Kiệm”. Chúng tôi luôn nỗ lực để cung cấp cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline tư vấn:
093 111 9336
Email: antoanthucpham.azf@gmail.com

Trung Tâm Công Bố Và Kiểm Nghiệm AZF

© Copyright 2015 - 2022 bản quyền nội dung antoanvesinhthucpham.vn    |   Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Đơn vị chủ quản: Công Ty TNHH Tư Vấn An Toàn Thực Phẩm AZF
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0315918890 do Sở KH&ĐT TP.HCM cấp
Địa chỉ: 262/23 Liên Khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Homepages
    • Home Page 1
    • Home Page 2

© Copyright 2015 - 2022 bản quyền nội dung antoanvesinhthucpham.vn    |   Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng
Đơn vị chủ quản: Công Ty TNHH Tư Vấn An Toàn Thực Phẩm AZF
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0315918890 do Sở KH&ĐT TP.HCM cấp
Địa chỉ: 262/23 Liên Khu 4-5, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
DMCA.com Protection Status