Nhãn hàng hóa sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Tình trạng cố tình ghi nhãn hàng hóa sai lệch so với các chỉ tiêu của sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng đang là vấn đề nan giải của các cơ quan chức năng.
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP , việc ghi nhãn hàng hóa sản phẩm thực phẩm là bắt buộc đối với các sản phẩm lưu thông trên thị trường và sản phẩm nhập khẩu.
Ngày 09/12/2021 , Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi , bổ sung một số điều của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về việc ghi nhãn hàng hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2022
Mục đích của việc ghi nhãn hàng hóa sản phẩm thực phẩm
– Để người tiêu dùng nhận biết được về sản phẩm qua đó lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân.
– Hổ trợ công tác kiểm tra , kiểm soát hàng hóa của các cơ quan chức năng.
– Giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của cơ sở mình. Mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật
Yêu cầu đối với việc ghi nhãn hàng hóa :
- Vị trí nhãn hàng hóa phải thể hiện ở vị trí có thể nhận biết đầy đủ về nội dung của nhãn mà không ảnh hưởng tới sản phẩm hàng hóa
- Kích thước nhãn hàng hóa , kích thước chữ và số trên nhãn.
– Kích thước nhãn hàng hóa phải đảm bảo trình bày đầy đủ nội dung của nhãn hàng hóa.
– Kích thước chữ và số trên nhãn phải tuân thủ quy định pháp luật về đo lường , có thể đọc bằng mắt thường. - Màu sắc , ký hiệu , hình ảnh của nhãn hàng hóa bắt buộc phải rõ ràng và tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
- Ngôn ngữ trình bày của nhãn hàng hóa phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Ngoại trừ : tên quốc tế , tên khoa học của thuốc hoặc của thành phần , thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp ko có tiếng Việt hoặc không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt mà ko có ý nghĩa
Nội dung cần trình bày trên nhãn hàng hóa :
- Tên hàng hóa
– Phải nằm ở vị trí dễ thấy , dễ đọc trên nhãn hàng hóa.
– Chữ viết phải có kích thước lớn nhất so với các nội dung khác.
– Là tên tự đặt bởi doanh nghiệp và không được làm hiểu sai lệch về bản chất , công dụng , thành phần của hàng hóa. - Tên doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
– Tên riêng của doanh nghiệp không được viết tắt.
– Tên và địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa được ghi trên nhãn hàng hóa.
– Trường hợp nếu có nhiều cơ sở sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa thì ghi tên của cơ sở chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm đó.
– Trường hợp là hàng hóa nhập khẩu cần ghi tên và địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất và của doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hàng hóa đó. - Định lượng hàng hóa phải được ghi theo quy định của pháp luật
– Bằng số đếm thì ghi theo số đếm tự nhiên.
– Bằng đại lượng đo lường thì ghi theo quy định về đo lường - Ngày sản xuất , hạn sử dụng
– Phải ghi theo thứ tự ngày , tháng năm , mỗi chứ số của ngày , tháng phải ghi bằng 2 chữ số. Năm phải ghi bằng 4 chữ số. - Xuất xứ hàng hóa
– Phải đảm bảo trung thực về việc ghi xuất xứ hàng hóa.
– Tên nước hoặc vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa không được viết tắt - Thành phần , thành phần định lượng
– Ghi đầy đủ thành phần của sản phẩm hàng hóa kể cả chất phụ gia tồn tại trong thành phẩm.
– Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. - Thông số kỹ thuật , thông tin cảnh báo phải được ghi theo quy định của pháp luật.
- Các nội dụng khác như mã vạch , mã số hàng hóa phải đảm bảo xác thực và ghi theo quy định của pháp luật
– Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Quy trình làm việc tại AZF
Nếu khách hàng có gì thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn và hổ trơ.
Các bài viết có liên quan :
- Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Quy trình thủ tục đăng ký thành lập công ty
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Submit your review | |