Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, có nhiều loại công ty/doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên… Qua bài viết này AZF sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục thành lập công ty nhằm giảm bớt những gánh nặng về thủ tục hành chính, thời gian và chi phí cho các Startup (Khởi nghiệp) hiện nay.
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty/doanh nghiệp theo đúng chuẩn
- Chọn loại hình công ty/doanh nghiệp nào để bắt đầu khởi nghiệp
Loại hình công ty/doanh nghiệp phải phù hợp với tình hình thực tế của chủ công ty/doanh nghiệp và đem lại nhiều giá trị lợi ích trong quá trình hoạt động. Việc lựa chọn loại hình của công ty/doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của công ty/doanh nghiệp trong tương lai.
Có 4 yếu tố chính bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp, bạn nên xem xét lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh gồm: Thuế, trách nhiệm cá nhân, khả năng dễ dàng sang nhượng, bổ sung hoặc thay thế chủ sở hữu mới và kỳ vọng của nhà đầu tư. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến bạn có thể lựa chọn: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
- Chuẩn bị bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của thành viên (công ty TNHH) và cổ đông (công ty cổ phần)
- Lựa chọn đặt tên công ty/doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định, Tên công ty/doanh nghiệp không được trùng lắp hoàn toàn với các công ty/doanh nghiệp đã thành thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc).
- Xác định trụ sở công ty/doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Xác định ngành nghề mà công ty/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tương lai
Hiện nay, công ty/doanh nghiệp có thể đăng ký không giới hạn về số ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, công ty/doanh nghiệp nên chú ý các điều kiện kinh doanh ngành nghề đăng ký về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…
- Xác định vốn điều lệ
- Xác định chức năng người đại diện pháp luật của công ty/doanh nghiệp (thường là giám đốc hoặc tổng giám đốc)
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị xin thành lập công ty/doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty, Quyết định thành lập công ty;
- Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của thành viên (công ty TNHH), cổ đông (công ty Cổ phần);
- Danh sách chính chỉ hành nghề (đối với ngành nghề cần chứng chỉ);
Nộp hồ sơ tại Sở KHĐT và chờ kết quả đăng tên công ty/doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia
Bước 3: Các công việc cần thực hiện sau khi thành lập thành công công ty/doanh nghiệp
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Đăng bố cáo. Đăng ký mẫu con dấu tại Sở KHĐT
- Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử;
- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài;
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính) lên chi cục thuế ( Từ ngày 1/11/2017 trở đi không cần nộp mẫu 06 nữa);
- Nộp mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định lên chi cục thuế;
- Nộp thông báo phát hành hóa đơn + hóa đơn mẫu trên mạng tổng cục thuế (nhantokhai.gdt.gov.vn) trước khi sử dụng;
Mọi thắc mắc của Qúy công ty/doanh nghiệp liên quan tới quy trình thủ tục đăng ký thành lập công ty/doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.