Barcode (mã vạch) và QR code (mã QR) là hai loại mã được sử dụng phổ biến để mã hóa thông tin dưới dạng hình ảnh và kết hợp với dãy số, dãy ký tự. Bài viết này antoanvesinhthucpham.vn sẽ phân tích chi tiết những điểm khác nhau giữa Barcode và QR code, giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại
Barcode, hay còn gọi là mã vạch, xuất hiện lần đầu vào năm 1952 nhờ hai nhà phát minh người Mỹ Norman J. Woodland và Bernard Silver. Ban đầu, các mã vạch tiêu biểu như EAN và UPC được sử dụng rộng rãi, thường ở dạng mã vạch 1D. Loại mã này hiển thị dưới dạng các vạch đen trắng song song với độ dày khác nhau, bên dưới là dãy số dùng để cung cấp thông tin về sản phẩm.
Không chỉ dừng lại ở các mã vạch tuyến tính 1D, công nghệ mã vạch đã không ngừng phát triển, cho ra đời nhiều loại mã vạch mới với khả năng lưu trữ dữ liệu tốt hơn. Dựa vào cấu trúc và hình thức hiển thị, mã vạch ngày nay được phân thành các loại như mã vạch 1D, 2D và thậm chí cả mã vạch 3D.
1.2 QR Code là gì?
QR Code là một loại mã vạch 2D dạng ma trận, được cấu thành từ các điểm hoặc ô vuông nhỏ sắp xếp phức tạp, tạo thành một khối vuông lớn. QR Code ra đời vào năm 1994 và được biết đến với tên gọi đầy đủ là Quick Response Code (mã phản hồi nhanh) hoặc mã vạch ma trận (matrix barcode).
Loại mã này được thiết kế để cung cấp thông tin nhanh chóng và tiện lợi, có thể quét dễ dàng bằng máy đọc mã vạch hoặc điện thoại thông minh tích hợp camera. Nhờ tính linh hoạt và khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn so với mã vạch truyền thống, QR Code ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ bán lẻ đến quảng cáo và thanh toán điện tử.
2. Barcode và QR code khác nhau như thế nào?
Vậy Barcode và QR code khác nhau như thế nào? ngoài những điểm khác nhau đó thì có những điểm tương đồng nào? ngay đây thôi antoanvesinhthucpham.vn sẽ chia sẽ về những thông tin trên
2.1 Điểm giống nhau
Xét về chức năng, cả Barcode và QR Code đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ. Nhờ sự tiện lợi, hai loại mã này được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu quy trình quản lý thủ công, kiểm soát hàng hóa hiệu quả hơn và bảo vệ thương hiệu cũng như quyền lợi của khách hàng.
Ngoài ra, việc sử dụng Barcode và QR Code cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Hỗ trợ khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng.
Giúp quản lý giá cả nhanh chóng, chính xác.
Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt quy trình bảo hành sản phẩm.
Tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông và marketing.
Bảo vệ uy tín và thương hiệu sản phẩm.
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tương tác với khách hàng và nắm bắt tâm lý người tiêu dùng
2.2 Điểm khác nhau
Tính chất
Mã vạch (Barcode)
Mã QR (QR Code)
Hình thức
Các vạch thẳng song song (thường màu đen) với độ rộng khác nhau trên nền trắng.
Ma trận các ô vuông đen trắng (điểm ảnh) được sắp xếp trong một hình vuông.
Chiều mã hóa
Một chiều (1D) – thông tin được mã hóa theo chiều ngang.
Hai chiều (2D) – thông tin được mã hóa theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Khả năng lưu trữ
Giới hạn, thường mã hóa từ 8-25 ký tự (số và chữ cái). Lượng thông tin càng nhiều, mã càng dài.
Lớn hơn nhiều, có thể chứa đến hàng nghìn ký tự (số, chữ cái, ký tự đặc biệt, chữ tượng hình, URL, hình ảnh, v.v.).
Khả năng chịu lỗi và khôi phục dữ liệu
Dễ bị hỏng và mất dữ liệu nếu bị trầy xước hoặc hư hỏng. Không có khả năng sửa lỗi.
Có khả năng chịu lỗi và khôi phục dữ liệu lên đến 30% nhờ cơ chế sửa lỗi tích hợp. Ngay cả khi một phần mã bị hỏng, thông tin vẫn có thể được đọc.
Độ tiện dụng
Cần máy quét laser chuyên dụng để đọc. Mã số dưới mã vạch có thể đọc bằng mắt thường. Khó đọc nếu bề mặt không phẳng.
Có thể được quét bằng điện thoại thông minh có camera và ứng dụng quét mã QR. Dễ tạo và sử dụng. Có thể quét từ nhiều góc độ.
Độ bảo mật
Bảo mật thấp, dễ bị sao chép do cấu trúc đơn giản.
Bảo mật cao hơn, có thể mã hóa dữ liệu. Mỗi mã QR là duy nhất cho một đối tượng, giúp quản lý và chống hàng giả hiệu quả hơn.
Tính thẩm mỹ
Chiếm nhiều diện tích theo chiều ngang khi lượng thông tin lớn. Khó đặt trên các bề mặt cong.
Dạng hình vuông gọn gàng, có thể thu nhỏ hoặc phóng to mà không ảnh hưởng đến dữ liệu. Phù hợp với nhiều kích thước và hình dạng sản phẩm.
Thiết bị giải mã
Máy quét mã vạch chuyên dụng (thường là máy quét laser).
Điện thoại thông minh, máy tính bảng có camera và ứng dụng quét mã QR, máy quét mã vạch 2D (array imager). Có thể quét từ khoảng cách xa hơn.
Ứng dụng
Quản lý hàng tồn kho, bán lẻ, logistics, thư viện.
Marketing, quảng cáo, thanh toán di động, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chia sẻ thông tin liên hệ, truy cập website, v.v.
Việc lựa chọn giữa Barcode và QR Code phụ thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể của bạn. Nếu bạn chỉ cần lưu trữ mã số nhận dạng sản phẩm hoặc kết nối dữ liệu với hệ thống quản lý hàng hóa, Barcode là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn cần lưu trữ lượng thông tin lớn hơn, chẳng hạn như tài liệu hướng dẫn, thông số kỹ thuật hoặc quy trình sử dụng mà không đủ diện tích trên sản phẩm, QR Code sẽ là giải pháp tối ưu hơn.
Mỗi loại mã đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Barcode thường được sử dụng cho các dữ liệu có tính biến động thường xuyên như giá cả hoặc số lượng hàng tồn. Trong khi đó, QR Code dùng cho các trường hợp yêu cầu hiển thị nhiều thông tin trên không gian hạn chế.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Barcode và QR code. Nếu bạn vẩn còn thắc mắc về mã vạch hoặc đang có nhu cầu tìm đơn vị thực hiện dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ tư vấn và hổ trợ ngay nhé