Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng chính cho con người và hầu hết các sinh vật trên thế giới. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn, thực phẩm có thể trở thành nguồn lây lan dịch bệnh. Dưới đây, Antoanvesinhthucpham.vn xin chia sẻ các hướng dẫn và biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng và quán ăn
Mục Lục:
- 1. Đối với chủ cửa hàng, nhà hàng ăn uống
- 2. Đối với nhân viên tại nhà hàng, cửa hàng
- 3. Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách
- 4. Đối với cơ quan có thẩm quyền
- 10 Nguyên tắc về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nguyên Tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn
- Nguyên Tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn
- Nguyên Tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu
- Nguyên Tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm
- Nguyên Tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ
- Nguyên Tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn
- Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch sẽ
- Nguyên tắc 8: Giữ sạch bề mặt chế biến
- Nguyên tắc 9: Đậy kỹ thực phẩm khi không sử dụng
- Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch
- Hướng dẫn xử lý khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm
1. Đối với chủ cửa hàng, nhà hàng ăn uống
- Tuân thủ đúng quy định pháp luật: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong kinh doanh và chế biến thực phẩm. Đảm bảo đầy đủ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thiết kế và bố trí: Thiết kế khu vực chế biến hợp lý, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và cách ly với nguồn ô nhiễm.
- Trang thiết bị: Trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để phục vụ quá trình chế biến và phục vụ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu: Sử dụng nguồn cung ứng nguyên liệu rõ ràng, an toàn, các sản phẩm phải có nhãn mác đầy đủ, thực phẩm đã được kiểm nghiệm và có số tự công bố trên nhãn để đảm bảo chất lượng thực phẩm
- Đào tạo nhân viên: Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức và cung cấp tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ cho nhân viên theo quy định.
- Yêu cầu sức khỏe: Đặt ra yêu cầu về sức khỏe cho nhân viên chế biến và phục vụ. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên hoặc yêu cầu nhân viên tự khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
- Giám sát sức khỏe: Giám sát tình trạng sức khỏe của nhân viên, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để yêu cầu ngừng làm việc hoặc thực hiện các biện pháp xử lý, tránh lây nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm.
- Giám sát vệ sinh: Giám sát và nhắc nhở nhân viên thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tự kiểm tra: Tự giác và nghiêm túc thực hiện chế độ tự kiểm tra ba bước tại nhà bếp: kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào, kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế biến cho đến khi ăn, và kiểm tra mẫu thức ăn lưu
2. Đối với nhân viên tại nhà hàng, cửa hàng
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi phát hiện có mắc các bệnh lây nhiễm cần phải báo cho chủ cơ sở để tạm ngừng công việc hoặc có các biện pháp xử lý phù hợp.
- Thường xuyên bổ sung, cập nhập các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau thực hiện tốt thực hành vệ sinh cá nhân và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi phát hiện có các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm hãy báo cáo lại với chủ cơ sở để xử lý.
3. Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách
- Lựa chọn các nhà hàng, cửa hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ ăn những thức ăn khi cảm thấy an toàn (không bị ôi thiu, không có mùi hôi thối, khó chịu)
- Vệ sinh đôi tay sạch sẽ trước khi ăn bằng lifebuoy
- Khi phát hiện các vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở mình đang ăn uống, cần sớm trình báo với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
4. Đối với cơ quan có thẩm quyền
- Tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phối hợp giữa với các cơ quan liên ngành tăng cường hoạt động quản lý, chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.
- Tăng cường nhân lực và nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, thanh kiểm tra, kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm. Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên trách.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, ở cơ sở là nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Kiểm tra cơ sở có tuân thủ đúng quy trình bếp một chiều hay không, kiểm tra sức khỏe nhân viên, vệ sinh môi trường,…
- Thực hiện chế độ kiểm tra ba bước tại nhà hàng, cửa hàng ăn uống: Kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào; Kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế biến cho đến khi ăn; Kiểm tra mẫu thức ăn lưu.
- Thiết lập và phổ biến rộng rãi trong nhân dân về đường dây nóng chuyên phản hồi về các sai phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Có chế tài xử lý mạnh với các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm: Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt không?
10 Nguyên tắc về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Nguyên Tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn
Luôn chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng và từ nhà cung cấp đáng tin cậy. Các sản phẩm cần có nhãn mác và thông tin chi tiết. Tránh chọn thực phẩm đóng gói trong bao bì bị hư hỏng. Không tái đông thực phẩm đã rã đông để đảm bảo an toàn. Kiểm tra vệ sinh quầy bán, đặc biệt là quầy thực phẩm tươi sống.
Nguyên Tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn
Đảm bảo thực phẩm được nấu chín hoàn toàn với nhiệt độ trung tâm đạt trên 70°C.
Nguyên Tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu
Ăn thức ăn ngay sau khi nấu để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Thức ăn để lâu dễ trở thành nguy hiểm.
Nguyên Tắc 4: Bảo quản cẩn thận các loại thực phẩm
Nếu cần giữ thức ăn quá 5 tiếng, thì giữ nhiệt độ phải trên 60°C hoặc dưới 10°C. Không nên dùng lại thức ăn cho trẻ nhỏ.
Nguyên Tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ
Đun kỹ lại thức ăn đã chín nếu dùng sau 5 tiếng.
Nguyên Tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn
Tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách không để thức ăn chín tiếp xúc với thức ăn sống hoặc các bề mặt bẩn. Sử dụng dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chín
Hướng dẫn xử lý khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, và cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện;
Vệ sinh khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh;
Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế;
Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội;
Các Giải Pháp Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm chỉ hiệu quả khi được nâng cao nhờ sự quản lý, kiểm tra đồng bộ từ các cơ quan chức năng và sự nhận thức cao từ phía người tiêu dùng khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.
Submit your review | |