Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong thời đại công nghệ hiện nay. Mã số mã vạch không chỉ giúp cải thiện quy trình bán hàng, giảm thiểu sai sót mà còn tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên vẩn còn nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp vẩn chưa nắm rõ được Đăng ký mã số mã vạch ở đâu? Đăng ký mã số mã vạch như thế nào? Vì vậy bài viết này , chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch một cách dễ dàng, chi tiết và chính xác nhất
Mục Lục:
1. Sơ lượt về mã số mã vạch
Mã số là một dãy gồm các chữ hoặc số, được dùng để nhận diện sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, hoặc cá nhân. Nói cách khác, mỗi mã số đại diện cho một loại sản phẩm hoặc hàng hóa về xuất xứ và lưu thông, nhưng không liên quan đến chất lượng hay giá cả.
Mã vạch, hay còn gọi là barcode, là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số qua các loại hình như:
- Mã vạch 1D (tuyến tính): UPC, EAN, code 39…
- Mã vạch 2D (ma trận): QR code, PDF417, Data Matrix…
- Chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Mã số mã vạch (MSMV) không chỉ giúp nhận biết xuất xứ và nguồn gốc sản phẩm mà còn là công cụ để doanh nghiệp xác định thương hiệu trên thị trường. Nhìn chung, MSMV hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh và quản lý hàng hóa.
2. Hồ sơ đăng kí mã số mã vạch gồm những gì?
Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐ-CP, Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV (mẫu số 13);
- Giấy phép kinh doanh: 2 bản (sao y công chứng)
- Bảng đăng ký sử dụng mã vạch: 2 bản
- Danh mục sản phẩm cần đăng ký : 2 bản
- Giấy ủy quyền: 2 bản
3. Đăng ký mã số mã vạch ở đâu?
Hiện nay, thủ tục đăng ký mã vạch được nộp tại Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia Việt Nam (GS1 Việt Nam), trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Trong vòng 20 ngày làm việc, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch và gửi thông báo qua email cho doanh nghiệp đã đăng ký. Sau khi nhận được mã gốc, doanh nghiệp tiến hành tạo mã vạch và cập nhật thông tin sản phẩm (tên, chức năng, hình ảnh, v.v.) lên hệ thống VNPC của GS1.
Xem thêm: Chi phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu tiền?
4. Trình tự các bước đăng ký mã số mã vạch tại GS1 Việt Nam
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch như trên ( ở Mục số 2).
– Bước 2: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại trang thông tin điện tử của Tổng cục TCĐLCL (vnpc.gs1.gov.vn).
– Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký mã vạch online và đóng phí bằng hình thức chuyển khoản.
– Bước 4: Nộp hồ sơ tại Trung tâm mã số mã vạch quốc gia. Địa chỉ: Số 08 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
– Bước 5: Chờ Trung tâm mã số mã vạch tiếp nhận hồ sơ, xử lý và nhận kết quả.
Kết quả của thủ tục đăng ký MV sản phẩm sẽ được cấp online qua tài khoản doanh nghiệp trước (để in ấn nhãn, bao bì). Sau đó mới nhận bản cứng Giấy chứng nhận mã số mã vạch gửi về địa chỉ doanh nghiệp.
– Thời gian xử lý đơn đăng kỹ mã vạch và cấp msmv online là khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Thời gian trả Giấy chứng nhận MSMV là 8-10 ngày tiếp theo.
5. Nên chọn mã nào để đăng ký mã số mã vạch
Việc chọn loại mã số mã vạch (MSMV) phù hợp rất quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của doanh nghiệp cũng như quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm. Nếu chọn mã số với quá ít phân loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể sẽ phải đăng ký thêm mã vạch trong tương lai, gây mất thời gian và làm gián đoạn sản xuất. Ngược lại, nếu chọn mã số với quá nhiều phân loại sản phẩm, sẽ dẫn đến dư thừa, khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí duy trì hàng năm cao hơn mức cần thiết.
Hiện nay, GS1 Việt Nam cung cấp các loại mã MSMV thông dụng mà nhiều doanh nghiệp cân nhắc đăng ký cho sản phẩm của mình:
- Mã GCP-10: Dưới 100 chủng loại sản phẩm.
- Mã GCP-9: Trên 100 – dưới 1.000 chủng loại sản phẩm.
- Mã GCP-8: Trên 1.000 – dưới 10.000 chủng loại sản phẩm.
- Mã GCP-7: Trên 10.000 – dưới 100.000 chủng loại sản phẩm.
Trong đó:
- GCP: Là mã doanh nghiệp, do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp, và từ đó doanh nghiệp phân bổ cho các sản phẩm của mình.
- Chủng loại sản phẩm: Được hiểu là các phân loại của một sản phẩm, không phải là số lượng sản phẩm. Đây là điểm mà nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn.
Việc chọn đúng loại mã MSMV ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tránh gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
6. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch NHANH CHÓNG CHÍNH XÁC TIẾT KIỆM
- Soạn hồ sơ nhanh chóng và chính xác để đăng ký mã số mã vạch;
- Thay mặt Quý Khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi Quý Khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch
- Thay mặt Quý khách hàng nhận mã số, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch và bàn giao tại nơi cho Quý Khách hàng.
Vì sao lựa chọn AZF thực hiện thay bạn?
- Tư vấn chính xác, nhanh chóng, đúng pháp luật
- Hỗ trợ ký hồ sơ và trao trả hồ sơ tận tay – không cần đi lại
- Đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, tận tâm, cam kết kết quả thực hiện 100% chính xác và bảo hành trọn đời
- Chính sách hậu mãi cho khách hàng và nhiều chương trình hấp dẫn khác
Submit your review | |