An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề thiết yếu hàng đầu trong đời sống xã hội hiện nay. Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao sức khỏe của người dân , thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội.
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Thực phẩm là gì?
– Là sản phẩm mà con người dùng để ăn , uống thuộc dạng đã qua sơ chế hoặc chế biến. - An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
– An toàn vệ sinh thực phẩm là sử dụng một số phương pháp để giữ cho thực phẩm sạch , đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. - Người tiêu dùng làm thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
– Tiêu dùng thông minh khi chọn mua thực phẩm , đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. - Doanh nghiệp làm thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
– Tuân thủ các quy định của pháp luật trong sản xuất , kinh doanh , chế biến , bảo quản thực phẩm. - Hậu quả khi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
– Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng và thế hệ mai sau.
– Ảnh hưởng tới nền kinh tế – xã hội nước nhà. - Yếu tố gây ô nhiễm thực phẩm là gì?
– Hóa học , sinh học , vật lý. - Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm là gì?
– Đau bụng , buồn nôn , nôn , tiêu chảy , đau đầu. - Điều đầu tiên cần phải làm khi gặp trường hợp ngộ độc thực phẩm là gì?
– Liên hệ cơ sở y tế gần nhất. - Các hình thức xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
– Tiêu hủy hoặc thay đổi mục đích sử dụng. - Để hợp pháp sản xuất , chế biến thực phẩm thì cơ sở sản xuất phải đáp ứng điều kiện gì?
– Có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. - Văn bản pháp luật nào liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm?
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
– Luật an toàn thực phẩm 2010. - Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp bởi ai?
– Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. - Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh có thời hạn bao lâu?
– 03 năm - Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những nhóm điều kiện gì?
– Điều kiện về cơ sở vật chất , điều kiện về trang thiết bị , dụng cụ , điều kiện về con người. - Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì chủ cơ sở và người tham gia chế biến thực phẩm phải đảm bảo điều kiện gì?
– Không mắc các bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế quy định cấm tiếp xúc với thực phẩm.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Giữ vệ sinh cá nhân và sử dụng trang bị bảo hộ khi tham gia sản xuất , chế biến sản phẩm thực phẩm.
- Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ sỏ vật chất của cơ sở sản xuất phải đáp ứng điều kiện gì?
– Khu vực chế biến ,sản xuất thực phẩm phải sạch sẽ , thoáng mát , hợp vệ sinh , có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm.
– Phải có hệ thống thoát nước , xử lý chất thải đạt chuẩn. Thùng rác phải có nắp đậy.
- Để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì trang thiết bị , dụng cụ của cơ sở sản xuất phải đáp ứng điều kiện gì?
– Trang thiết bị , dụng cụ phục vụ sản xuất , chế biến thực phẩm phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. - Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe?
– Cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên. - Giấy xác nhận sức khỏe có thời hạn bao lâu?
– 03 năm - Chủ cơ sở và người tham gia chế biến thực phẩm phải khám sức khỏe định kỳ như thế nào?
– Ít nhất 01 lần/01 năm. - Đối tượng nào cần phải xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm?
– Cơ sở , nhà máy sản xuất thực phẩm hoặc tổ chức có các hoạt động liên quan đến thực phẩm. - Bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến thực phẩm?
– Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm , gây ô nhiễm thực phẩm. - Hình thức xử phạt hành chính khi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mà không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
– Bị phạt tiền lên đến 200.000.000 tùy vào mức độ vi phạm. - Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng phụ gia thực phẩm?
Sử dụng phụ gia thực phẩm :
– Không có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
– Không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Không đúng đối tượng cho phép. - Biện pháp thông thường nhất dùng để tiêu diệt vi khuẩn khi chế biến thực phẩm là gì?
– Sử dụng nhiệt độ cao. Nấu chín thực phẩm ở 100 độ C.
Chúng tôi hổ trợ các dịch vụ về an toàn vệ sinh thực phẩm như : kiểm nghiệm , công bố sản phẩm , đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm , đăng ký nhãn hiệu hàng hóa , đăng ký thành lập công ty … Cam kết nhanh chóng – chính xác – tiết kiệm.
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ HOẶC CẦN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỔ TRỢ.
Submit your review | |