An toàn thực phẩm: là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người (theo luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12)
Vệ sinh an toàn thực phẩm: hiểu theo nghĩa hẹp đó là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Còn theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Hiểu một cách đơn giản: ” mỗi người dân nếu muốn là công dân hợp pháp của đất nước đều có các loại giấy tờ bắt buộc, đối với thực phẩm cũng thế. Muốn có một sản phẩm thực phẩm được lưu thông hợp pháp trên thị trường cũng cần có một số giấy tờ bắt buộc”
Mục Lục:
Các giấy tờ cần thiết khi đưa sản phẩm ra thị trường
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sơ sản xuất, chế biến, đóng gói
– Giấy xác nhận công bố chất lượng sản phẩm
Đối với sản phẩm nhập khẩu về bán trực tiếp:
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm kho chứa hàng (nếu nhập về chứa trong kho
– Giấy xác nhận công bố chất lượng sản phẩm
Đối với sản phẩm nhập khẩu về chế biến, đóng gói lại:
– Giấy công bố chất lượng sản phẩm (nguyên liệu đầu vào)
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở chế biến, đóng gói
– Giấy công bố chất lượng sản phẩm (thành phẩm đầu ra)
Các loại giấy tờ trên như một giấy thông hành để người sản xuất, kinh doanh có thể lưu thông sản phẩm của mình. Ngoài ra, còn có một vài thói quen, một số vấn đề khác mà nhiều người vẫn chưa biết hết. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể tránh xa và tự bảo vệ sức khoẻ mình.
Những sai lầm cần tránh:
Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng bằng nhôm
Do tính chất của nhôm vừa nhẹ vừa sạch nên nhiều bà nội trợ vẫn hay sử dụng đồ nhôm dùng trong nấu nướng như xoong nhôm, chảo nhôm, thao nhôm. Thế nhưng, đồ nhôm có thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không nếu như các đồ dùng này được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất hoặc không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường thì khi đun nấu ở nhiệt độ cao, các tạp chất, các ion nhôm dễ thôi nhiễm vào thực phẩm, người ăn phải sẽ tích luỹ các ion nhôm ở tế bào não, gây ra hôi chứng “lú lẫn” sớm
Cách phòng ngừa: không dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua, mặn; không dùng đồ nhôm chứa thức ăn để qua đêm hoặc trong thời gian dài, chỉ sử dụng những đồ nhôm có công nghệ xử lý đảm bảo, mua ở những cửa hàng uy tín, tin cậy. Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhôm để nấu nướng, chế biến, chứa đựng thực phẩm
Đồ nhựa dùng lại có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Các loại chai nhựa PET dùng chứa đựng nước ngọt và các loại nước đóng chai chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Nếu chúng ta sử dụng lại chai này nhiều lần, trong thời gian dài hoặc để tiếp xúc với ánh nắng các hoá chất chế tạo chai có thể thôi nhiễm và ngấm vào nước. Đây là loại nhựa xốp, vì vậy các hoá chất, vi khuẩn có trong chai sẽ không có cách nào rửa sạch được
Cách phong ngừa: Tốt nhất không nên sử dụng lại chai nhựa đựng nước ngọt hoặc nước đóng bình bán trên thị trường. Chỉ sử dụng những loại chai dùng cho việc chứa đựng nước uống lâu ngày, chất liệu chế tạo đảm bảo không thôi nhiễm vào nước uống nếu sử dụng lâu dài.
Bọc thực phẩm bằng báo
Giấy báo là vật liệu đầu tiên nên loại khỏi danh sách vật dụng bao gói sản phẩm, bởi lẽ giấy báo làm chất liệu kém chất lượng, dễ thấm hút, đây là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn dễ phát triển.
Thứ hai, giấy báo phải trải qua nhiều khâu từ ngoài đường phố, chuyển đến tay người đọc, rồi chưa kể người đọc để trực tiếp xuống bàn, gạch,…đủ thứ loại bụi bẩn, vi khuẩn sẽ bám trên cá mặt báo.
Thứ ba, điều quan trọng nhất đó là mực in trên báo, đây là loại mực dùng cho công nghiệp. Trong mực in có các loại hoá chất, vi khuẩn, đặc biệt là chì. Chì có tác động mạnh mẽ nhất, chì sẽ thôi nhiễm từ báo chí vào thực phẩm, chì không đào thải mà lắng đọng lại có thể gây hại khi đạt một mức độ nhất định.
Cách phòng ngừa: không sử dụng báo để gói thực phẩm.
Những nguyên nhân gây ngộ độc cần chú ý:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc, nhưng chủ yếu cũng từ 2 nguyên nhân chính:
– Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật: thực phẩm do trong quá trình bảo quản, sơ chế, chế biến bị nhiễm bẩn, nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh,…
– Do độc tố có trong thực phẩm: Bản thân thực phẩm có chứa hàm lượng chất độc hại, nếu ăn phải hoặc ăn vơi lượng nhiều sẽ gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính.
Một số độc tố có trong thực phẩm:
+ Xyanua (CN): có trong sắn (khoai mì), măng
+ Solanin: trong khoai tây mọc mầm
+ Histamin trong thức ăn ôi thiu
+ Tetradotoxin: nấm độc, cá nóc, thịt cóc
Ngoài ra, thức ăn đường phố ăn ngay, nước giải khát lề đường,… cũng là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm bởi thực phẩm bị nhiễm bẩn.