Tiêu chuẩn HACCP do Tổ chức lượng thực và nông nghiệp thế giới (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) xây dựng với mục đích đánh giá hệ thống , tất cả các bước liên quan đến quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những điểm trọng yếu tác động đến an toàn chất lượng thực phẩm
Hiện nay, tiêu chuẩn này đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới và có quy định bắt buộc ở một số quốc gia, giúp nâng cao uy tín của sản phẩm và có được thiện cảm và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Vậy thực trạng áp dụng HACCP tại Việt Nam như thế nào? Cùng với antoanvesinhthucpham.vn tìm hiểu trong bài viết này để nắm rõ hơn nhé.
Mục Lục:
1. HACCP là gì?
HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn ( là Hazard Analysis and Critical Control Point System). Đây là hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm. Hay bạn có thể hiểu là HACCP là công cụ dùng để đánh giá các mối nguy, sau đó thiết lập các hệ thống kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm.
HACCP được áp dụng siêng suốt trong chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP đem lại các lợi ích đáng kể, thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.
Hiện nay, HACCP được nhiều quốc gia trên thế giới quy định bắt buộc phải áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế ( CODEX) khuyến cáo nên áp dụng.
Tìm hiểu rõ hơn: HACCP LÀ GÌ? CÁC THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ TIÊU CHUẨN HACCP
2. Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP chưa?
HACCP được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế ( CODEX) khuyến cáo nên áp dụng và giới thiệu trong tiêu chuẩn CODEX với số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003. Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP đã được nhiều quốc gia trên thế giới quy định bắt buộc và phải áp dụng nếu có quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Theo đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đã áp dụng quy định tiêu chuẩn HACCP với các đối tượng tương ứng. Cụ thể là các đối tượng áp dụng HACCP như:
- Các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi…
- Các cơ sở, sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn công nghiệp hoặc khu chế xuất.
- Các cơ sở, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống, trường học, nhà hàng, quán bar, khách sạn hoặc những đơn vị hoạt động có liên quan đến thực phẩm khác. và Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm dịch vụ đóng gói, bảo quản hay vệ sinh.
- Các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thì bắt buộc phải áp dụng HACCP để đồng bộ với công ty mẹ.
3. Thực trạng áp dụng HACCP tại Việt Nam như thế nào?
Việt Nam bắt đầu áp dụng HACCP từ những năm 1990 đối với ngành chế biến thủy sản vì đây là yêu cầu của thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay, việc áp dụng HACCP tại Việt Nam không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thủy sản mà phát triển với nhiều loại hình sản xuất và chế biến thực phẩm khác nhau, bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam thường xây dựng hệ thống HACCP và được chứng nhận theo một trong các tiêu chuẩn: TCVN 5603:2008 hay HACCP Code 2003 (của Australia)…
Việc áp dụng HACCP là một phần của tiêu chuẩn ISO 22000. Vì vậy, đây cũng là một trong những điều kiện để doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt được chứng chỉ ISO 22000.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP
4. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng HACCP
4.1 Lợi ích
- HACCP giúp cho doanh nghiệp xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn, từ đó có kế hoạch khắc phục sớm, giảm được rất nhiều các rủi ro về an toàn thực phẩm. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát, tối ưu hóa quy trình sản xuất, tránh chi tiền cho những hoạt động không hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng HACCP giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, do quy trình quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn được đề ra.
- Việt Nam là đất nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển để sánh vai với các cường quốc và hội nhập với quốc tế. Vì vậy, có rất nhiều chính sách được đưa ra nhằm giúp hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là HACCP. Do đó, Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP tại Việt Nam được hỗ trợ nhiều hơn, không quá khó khăn như các năm trước.
- Với việc đạt chứng nhận HACCP, khi đó doanh nghiệp sẽ được nhiều lợi ích như: miễn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp hiện nay đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng HACCP và những lợi ích mà nó mang lại. Vì thế , sự quan tâm và ủng hộ dành cho tiêu chuẩn này cũng tăng lên, các doanh nghiệp cũng nghiêm túc triển khai để đạt được kết quả như ý.
- Hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam cũng được cải thiện, nâng cao độ uy tín và tin tưởng trong mắt khách hàng và các đối tác.
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với những công ty kinh doanh cùng ngành mà không được chứng nhận.
4.2 Khó khăn
- Khó khăn về chi phí triển khai: Khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP, các doanh nghiệp cần đảm bảo xây dựng hệ thống đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến nguồn nhân lực. Điều này có thể làm mất nhiều thời gian và phải có đủ chi phí để thực hiện.
- Không có được sự đồng thuận của nhân sự liên quan: Tiêu chuẩn HACCP cần phải được áp dụng xuyên suốt trong quá trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi thành sản phẩm hoàn thiện và đến tay người tiêu dùng. Điều này yêu cầu nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, gây ra một vài chống đối hoặc đối phó từ phía nhà sản xuất.
- Thiếu nhận thức về tiêu chuẩn: Để áp dụng tiêu chuẩn HACCP thành công thì nhân sự của doanh nghiệp phải nắm được các yêu cầu về tiêu chuẩn và cần được đào tạo về kiến thức kỹ càng. Doanh nghiệp muốn áp dụng HACCP thành công cần dành thời gian, chi phí để đào tạo nhân sự hiểu đúng, hiểu rõ về hệ thống này
- Một số doanh nghiệp hiểu không đúng có thể gây ra hiểu lầm rằng: Tiêu chuẩn HACCP có tác dụng làm giảm bớt việc kiểm tra và làm mất đi sự kiểm soát của luật pháp.
Xem thêm: 7 NGUYÊN TẮC HACCP TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
5. Danh sách một số công ty đã áp dụng thành công HACCP tại Việt Nam
1. Công Ty TNHH Gold Coin Feed Mill Hà Nam
Địa chỉ: Khu công nghiệp, Kim Bảng, Hà Nam
2. Công Ty TNHH CJ FOODS VN
Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân B1-Tiến Hùng, P. Mỹ Xuân, TX. Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam.
3. Công ty TNHH Long Hải
Địa chỉ: Quốc Lộ 39B, Thạch Khôi, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
4. Công ty CP Rau Câu Sơn Hải
Địa chỉ: Q37G+JG6, Lợi Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận
5. Công ty CP Lothamilk
Địa chỉ: Km14, QL 51 – Xã Tam Phước, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.
6. Công Ty TNHH Pacorini Việt Nam
Địa chỉ: Số 2bis-4-6, Đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
7. Công ty Emivest Feedmill Việt Nam
Địa chỉ: Lô A_11A_CN, khu công nghiệp Bàu Bàng, Thị Trấn Lai Uyên, Huyện Bàu Bàng, Tỉnh Bình Dương
8. Công ty TNHH P.Dussmann Việt Nam
Địa chỉ: 1/2/13 Đường số 20, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Đống Đa Hà Nội
Phần kết luận
Thực trạng áp dụng HACCP hiện nay tại Việt Nam đã không còn quá xa lạ. Hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp đều áp dụng và coi đây như một giải pháp sản xuất thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài.
Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng hiện nay của Việt Nam về việc áp dụng HACCP . Bạn có thể xem thêm các thông tin khác tại Website antoanvesinhthucpham.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn bất kỳ thắc mắc nào.
Submit your review | |