Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Đảm bảo sức khỏe con người.
Thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại thực phẩm kém chất lượng ,không rõ nguồn gốc , xuất xứ . Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là ưu tiên hàng đầu đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Sau đây AZF sẽ giới thiệu đến quý khách hàng một số phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục đích của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe , tinh thần và tính mạng của con người
- Tạo thương hiệu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường của các cơ sở sản xuất , kinh doanh. Tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội.
Một số phương pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Đối với tổ chức , cá nhân sản xuất , kinh doanh thực phẩm :
- Kiểm soát nguyên liệu đầu vào.
– Nhập nguyên liệu tại các cơ sở có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan chức năng.
– Nguyên liệu chế biến phải đáp ứng các chỉ tiêu theo quy chuẩn , tiêu chuẩn Việt Nam. - Người thực hiện quy trình sản xuất , chế biến , đóng gói thực phẩm phải :
– Tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh anh toàn thực phẩm.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ , không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến chế biến thực phẩm.
– Cập nhật các kiến thức về thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm. - Cơ sở sản xuất , trang thiết bị , dụng cụ chế biến thực phẩm phải luôn được đảm bảo vệ sinh đúng theo quy định của pháp luật và phải được kiểm tra định kỳ.
Đối với người tiêu dùng :
- Lựa chọn thực phẩm an toàn
– Lựa chọn thực phẩm có nhãn mác nhà sản xuất uy tín , xuất xứ nguồn gốc rõ ràng , chỉ tiêu dinh dưỡng hợp lý.
– Đối với đồ hộp thì nên chọn sản phẩm có vỏ ngoài không bị biến dạng , còn thời hạn sử dụng hoặc không có mùi lạ khi mở nắp.
– Đối với thịt , cá , rau củ thì nên chọn loại tươi ngon và đã qua kiểm dịch.
– Không sử dụng các loại thực phẩm lạ không rõ nguồn gốc hoặc thực phẩm bị hỏng.
– Không sử dụng phụ gia và chất chế biến thực phẩm không nằm trong danh mục được Bộ Y tế cho phép. - Thực hiện giữ vệ sinh cá nhân tốt. Sát khuẩn , diệt khuẩn trước chế biến thực phẩm tránh sự lây lan của các vi khuẩn nhiễm bệnh.
- Thực hiện ăn chín , uống chín
– Nấu kỹ thức ăn trước khi sử dụng và đun lại trước ăn. - Đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm.
– Phải thường xuyên vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm tránh bụi bẩn , nước đọng.
– Dụng cụ đựng thực phẩm và chế biến thực phẩm phải được giữ sạch.
– Thực hiện các biện pháp diệt ruồi , gián , chuột. Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.
– Rác thải cần được đựng vào thùng kín và đổ đúng nơi quy định. - Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
– Thực hiện bảo quản lạnh ( 5 độ C ) hoặc đông lạnh ( – 18 độ C ) đối với thực phẩm
– Bọc kín thực phẩm trước khi bảo quản.
– Không để lẫn thực phẩm chín và thực phẩm sống.
– Không để các loại hóa chất độc hại trong khu vực chế biến , bảo quản thực phẩm. - Sử dụng các vật liệu bao gói đạt tiêu chuẩn.
- Sử dụng nguồn nước sạch không có mùi vị khác thường trong xử lý và chế biến thực phẩm.
Các bài viết liên quan :
- Luật an toàn thực phẩm và những điều cần biết
- Không có giấy phép an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
- Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mọi ngành nghề
- Hướng dẫn quy trình ,thủ tục tự công bố sản phẩm đầy đủ nhất
Submit your review | |